Thứ Hai, 9 tháng 7, 2007

TAEKWONDO

Taekwondo-niềm tự hào của người Hàn Quốc.


Taekwondo hay còn được gọi dưới nhiều cái tên như Thái Cực Đạo, Túc Quyền Đạo và gần đây là Đài Quyền Đạo, một trong những môn võ phổ biến nhất, có số môn sinh lên đến hàng triệu người.




Sang Hàn Quốc, người ta thường thấy những cao thủ môn võ này thi triển những công phu chặt gạch đá bay, đòn thế đơn giản, tốc độ nhanh chóng và hiệu quả, xứng đáng là một môn tự vệ cho quần chúng. Taekwondo có ảnh hưởng lớn đến đời sống văn hoá, thể chất cũng như tinh thần của người Hàn Quốc. Đứng bên kia chiến tuyến, trong khi người Bắc Hàn theo lời hô hào của chủ tịch Kim Nhật Thành, say mê với môn Hapkido hay còn gọi là Hiệp Khí Đạo thì ở bên này những chàng “Baeyongjun” hay “Jangdong gun” lại đắm đuối với những gì mãnh liệt mà Taekwondo mang lại.
Taekwondo dạy người ta biết vận động một cách vật lí. Đây là một nguyên tắc thể hiện những cách thức nâng cao tinh thần và cuộc sống qua việc rèn luyện một cơ thể sắt đá và tâm hồn không quản ngại khó khăn. Ngày nay, được nằm trong môn thi đấu của vũ trường quốc tế, Taekwondo không ngừng trở nên lớn mạnh. Để phân tích từ Taekwondo, ta thấy thành tố “Tae” có nghĩa là chân hay bước, “Kwon” là nắm đấm, “Do” là đạo hay con đường đi. Cụm từ này xác định rõ tiêu chí và phương hướng của môn phái.
Một cách hiểu rõ cụm từ này là cách thức đúng để sử dụng bàn chân và nắm tay, thứ hai còn là một đạo để những con người đi theo tu dưỡng, giải quyết mâu thuẫn nơi mình và bên ngoài nhằm giúp chúng ta có thể xây dựng một thế giới tốt đẹp và hoà bình hơn.
Với tinh thần như thế, Taekwondo đã phát triển suốt 5000 năm trong lịch sử lâu dài của vùng đất Triều Tiên dưới nhiều tên gọi khác nhau. Ở Hàn Quốc, nó được bắt đầu như là một môn võ tự vệ gọi là Subak hay Takkyeon như thể là một phương pháp thư giãn và dưỡng sinh, trui rèn cơ thể của vương quốc Cao Cú Lệ mà sau này phát triển thành môn Sunbae. Trong thời kì Silla, nó đã trở thành đã trở thành một môn đào tạo của chương trình Hwarangdo.
Giờ đây Taekwondo tương tự như những môn võ khác của các quốc gia phương Đông, tuy bắt chung có thể ở một nguồn nhưng môn võ này luôn có đặc điểm riêng, đó là tính khoa học tạo ra sự năng động của cơ thể và đặc biệt là bàn chân, hơn nữa những vận động này luôn tương đồng với tâm hồn và cuộc sống tự nhiên của vạn vật.
Như thế Taekwondo tựu chung luôn có sự thống nhất trong nội tại giữa cơ thể, tâm hồn và cuộc sống, sự hoà đồng này giúp nó xứng đáng trở thành một phương pháp rèn luyện, một thứ đạo học tu dưỡng của nhân dân Hàn Quốc.
Nguyễn Hạnh( Theo tư liệu võ thuật Hàn Quốc).

Không có nhận xét nào: