Thứ Hai, 9 tháng 7, 2007

SƯ PHỤ VƯƠNG HƯƠNG TRAI

Sư phụ Wang Xiang Zhai (1885-1963) và môn phái Hình Ý Quyền


Wang Xiang Zhai sinh năm 1885 tại Nguỵ Gia Trang- Hà Bắc, nơi ở của một quyền sư lừng lẫy thời ấy là GuoYun Shen.





Thuở thiếu thời

Cậu bé Vương đã đến với võ thuật nhằm cải thiện sức khoẻ của mình.Sau nhiều năm khổ luyện, ông đã được nhắc tới như là một võ sư Hình Ý Quyền, đệ tử của sư phụ Guo. Ông đã thu liễm và trưởng thành trên nền võ công của sư phụ mình.

Những bước phiêu du trên xứ sở Trung Hoa.

Sau khi sư phụ Guo qua đời, ông đã quyết định rời xa quê hương bản quán, tầm sư học đạo. Năm 1913, ông xin vào quân đội tại Bắc Kinh. Năm 1918, ông rời khỏi quân ngũ lúc 33 tuổi và tiếp tục cuộc hành trình của mình.
Nơi đến đầu tiên của ông là chùa Thiếu Lâm, nơi được xem là trái tim và linh hồn của giới võ thuật. (Tâm Ý Môn), với những kĩ thuật tạo nên Hình Ý Quyền. Sau khi xuống núi , ông lại tiếp tục đi đến Hồ Bắc và Hồ Nam, và đặt chân đến địa hạt tỉnh Phúc Kiến.
Trong thời gian học môn Thiếu Lâm Bắc phái, ông Wang đã được truyền thụ bởi Fang Qia Zhuang, một bậc thầy về môn Tâm Ý Môn, người đã chỉ ra những hệ thống bài tập thực hành hữu hiệu. Người thầy thứ hai của ông là Jin Shao Feng, một quyền sư nổi tiếng. Ông đã học ở đây một thời gian và sau đó quay về Hồ Nam.
Trong thời gian lưu lạc tại Trường Sa, ông theo học sư phụ Xie Tie Fu (mệnh danh là Ông lớn), người đã cho ông những hiểu biết về Võ Đang quyền phổ,. Ông Wang đã từng thổ lộ rằng cách sử dụng tay của mình có ảnh hưởng nặng nề của sư phụ Guo và sư phụ Xie.
Trên quãng đường quay về phương Bắc của mình, sư phụ Wang qua Bắc kinh để thụ giáo với bậc thầy Thái Cực Quyền, một người nổi danh về Bát Quái Chưởng.

Sự hình thành môn Ý quyền.

Sau 10 năm phiêu bạt ấn chứng võ công, năm 1925,vào lúc 30 tuổi, ông lập võ đường tại Thượng Hải. Tuy dạy Hình ý quyền nhưng ông áp dụng nhiều kỹ thuật mới lạ, thái dụng từ kinh nghiệm cọ xát trên bước giang hồ. Điều ông luôn trăn trở là làm sao để học trò hiểu quyền pháp, chiêu thức phải xuất phát như một phản xạ tự nhiên. Điều này có nghĩa, người tập phải vận dụng ý chí dẫn dắt động tác, sức mạnh. Theo ông luyện võ không chỉ bằng tay, chân, hình thể mà còn ở trí tuệ, tâm thức mà ông gọi là “tâm pháp”. Một khi lĩnh hội được điều này, người luyện võ sẽ thoát khỏi giới hạn vật chất, sức mạnh cơ bắp. Ông cho học trò đấu luyện trong phòng tối để rèn cảm giác “niêm”; quyền cước như có tai, có mắt, phản ứng xuất thần. Để nhấn mạnh ý niệm “ý lực”, ông gọi phương pháp của mình là “ý quyền”.

Trong thập niên 40, nhiều cao thủ khắp Hoa lục đều trở thành Đại tướng dưới tay Vương sư phụ. Khâm phục nguyên lý cao siêu và thành tích bất bại của ông, người ta gọi Ý quyền là Đại thành quyền.



Có thể kết luận Hình Ý Quyền là một môn phái được sáng lập trên nền tảng võ thuật tông phái Hà Bắc Hình Ý Quyền, mang dáng dấp của nhiều môn võ khác. Môn này không có bài quyền, và rất chú trọng tới phần Ý hơn là phần Hình, nên đặc biệt luyện tập Trạm thung (môn sinh đứng bất động giữ một tư thế và hít thở).

Những đệ tử
Sư phụ Vương Hương Trai có rất nhiều đệ tử xuất sắc, trong đó có những người đến từ Thượng Hải, Thiên Tân, Hương Cảng và đặc biệt là một nhân vật đến từ Bắc Kinh là Yaozongxun (1917-1985), mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười. Trong quá trình thụ giáo võ công, Yaozongxun không những để ý đến thực hành mà còn quan tâm đến việc nghiên cứu lý luận võ thuật. Chính vì thế mà Yao đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm, đóng góp cống hiến cho việc hoàn thiện Hình Ý Quyền.

Thực trạng của Hình Ý Quyền trong ngày nay.
Tại Bắc Kinh, việc truyền thụ môn võ này vẫn do hai con trai của sư phụ Yao là Yao Cheng Guang và Yao Cheng Rong đảm nhiệm. Ở miền Bắc Trung Hoa và Hương Cảng, công việc này giao cho con trai của sư phụ Han Xing Qiao là Han Jing Yu và Han Jing Shengles fils de Maître Han Xingqiao Han jingyu et Han Jingsheng. Như vậy môn Hình Ý Quyền thu nạp đệ tử và dạy chủ yếu nhờ vào công của hai nhánh võ đường này.
Ở Mỹ, Hình Ý Quyền đã có bước phát triển lớn do công lao của sư phụ Fong Ha, một nhánh của võ đường Han Xing Yuan. Tại Grande Bretagne, sư phụ Yu Yong Nian đã giới thiệu môn võ này với những kỹ thuật Trạm Thung.
Tại Ba Lan, một đệ tử của sư phụ của Yao Chengguang mở một võ đường tại phía Đông xứ này.
Tại Phần Lan, một học trò trẻ tuổi của Han Jing Yu đã phát triển môn võ này trên xứ sở Bắc Âu.
Tại Nhật Bản, Kenichi Sawai sáng lập môn Tai Ki Ken, một môn võ thuật dựa trên cơ sở Hình Ý Quyền.
Tại Pháp, môn Hình Ý Quyền được giới thiệu bởi Ilias Calimintzos, một học trò Tây Phương duy nhất của sư phụ Yao.
Ngoài ra còn có nhiều nhánh của Hình Ý Quyền trên khắp thế giới.
Những đặc điểm khác nhau giữa các nhánh môn phái đã được tạo ra bởi cách truyền thụ và sáng tạo của các thế hệ sư phụ Hình Ý Quyền. Ngày nay, khi nhắc tới Hình Ý Quyền truyền thống, người ta luôn nghĩ và nhắc tới hai dòng Yao Zongxun và Han XingQiao.
Bảy phương pháp rèn luyện Hình Ý Quyền





Có tất cả bảy phương pháp luyện tập Hình Ý Quyền:
1. "Trạm Trang".
2. "Niêm dính".
3. "Mộc Nhân”.
4. "Thôi Thủ".
5. "Tốc Độ".
6. "Linh Giác".
7. "Song Đấu".



Với 7 phương pháp này, các võ sư thế hệ sau sư phụ Vương đang áp dụng chúng vào những bài tập truyền thống tạo các võ đường Hình Ý Quyền trên khắp thế giới.


Nguyễn Hạnh (Dịch từ nguyên bản tiếng Pháp)

Không có nhận xét nào: